Văn học và cuộc sống... Học văn chị Hiên

Ngày 11/05/2020 22:19:26, lượt xem: 2950

 Văn học và cuộc sống...

 

🌱🌱 Mỗi dân tộc trên thế giới đều có một loại y phục cá biệt, khi nhìn cách phục sức của họ, chúng ta nhận biết họ thuộc quốc gia nào. Người Nhật Bản có chiếc áo Kimono, người Trung Hoa đời Mãn Thanh có chiếc áo Thượng Hải mà quí bà quí cô thường gọi là áo “xường xám”, v.v. Người Việt Nam hãnh diện về văn hóa áo dài truyền thống, được trang trọng nâng lên ngôi vị Quốc phục, cũng có người gọi một cách hoa mỹ hơn: “chiếc áo dài quê hương”
🌱🌱 Áo dài được thay đổi nhiều nhất trong thập kỷ 60, áo dài bắt đầu được may chít eo, eo áo cắt cao lên. Gấu áo lúc này cắt thẳng ngang và may dài gần đến mắt cá chân. Nhiều người sau đó còn may áo dài với cổ khoét tròn.
Đến gần cuối thập kỷ 60, áo dài mini trở thành thời thượng. Vạt áo may hẹp và ngắn, có khi đến đầu gối, áo may rộng hơn, không chít eo nữa, nhưng vẫn giữ đường lượn theo thân thể. Cổ áo thấp xuống còn 3cm. Tay áo cũng được may rộng ra. Đặc biệt trong khoảng thời gian này, vai áo dài bắt đầu được cắt lối raglan để ngực và tay áo ôm hơn, nhăn ít, mà lại đỡ tốn vải. Tay áo được nối với thân từ chéo vai. Quần may rất dài với gấu rộng đến 60cm và nhiều khi được lót hai ba lớp. Đến những năm 90, áo dài đã trở lại, cầu kỳ hơn, thanh nhã hơn và bắt đầu được bạn bè Quốc Tế nghĩ tới như là một biểu tượng của người phụ nữ Việt Nam. Trang phục cũng được thay đổi theo quá trình phát triển của lịch sử. Hai nét nổi bật trong trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam là áo dài và nón lá.
🌱🌱 Thời phong kiến, trang phục của phụ nữ là: váy đen, yếm trắng, áo tứ thân, đầu chít khăn mỏ quạ, thắt lưng hoa lý. Bộ lễ phục gồm ba chiếc áo, ngoài cùng là áo dài tứ thân bằng the thâm hay màu nâu non, kế đến là chiếc áo màu mỡ gà và trong cùng là chiếc áo màu cánh sen. Khi mặc, cả ba chiếc áo chỉ cài khuy bên sườn, phần từ ngực đến cổ lật chéo để lộ ba màu áo. Bên trong là chiếc yếm thắm. Ðầu đội nón trông rất duyên dáng và kín đáo. Áo Dài – trang phục truyền thống của phụ nữ Việt Nam, ôm sát cơ thể, có cổ cao và dài khoảng ngang gối. Nó được xẻ ra ở hông, vừa quyến rũ lại vừa gợi cảm, vừa kín đáonhưng vẫn biểu lộ đường nét của một người thiếu nữ. “Ở đâu có phụ nữ Việt – ở đó có Áo dài Việt”. Không đơn thuần là trang phục truyền thống, mà Áo dài còn là một nét văn hóa nói lên nhân sinh quan và gói trọn tinh thần Việt. Nói cách khác, đó chính là “quốc hồn” của phụ nữ Việt Nam
🌿🌿 Bà Blaga Dimitrova, nữ thi hào Bulgaria nổi tiếng thế giới, ngắm chị em ta trong những bộ trang phục, phải thốt lên: “Bây giờ thì tôi tin, các thiên thần là có thực”. Không chỉ thích tấm áo dài, bà còn yêu cả tấm quần lụa. Chị em đi xe máy, đi xe đạp, hay chỉ đơn giản thả bộ trên hè phố, dải quần lụa bay lất phất về phía sau, trông cứ như đôi cánh mỏng, bà Blaga ngỡ ngàng: “Hình như người phụ nữ Việt Nam không đi, mà họ đã bay bằng chân, và bay trên mặt đất”.
🌵🌵Áo dài Việt Nam không những nói lên nhân sinh quan Việt Nam mà còn gói trọn tinh thần Việt Nam: Dù ở bất cứ hoàn cảnh nào cũng chỉ tiếp nhận tinh hoa mà gạn lọc cặn bã, tô bồi thêm nét đẹp mà vẫn giữ cá tính độc lập.
🍁🍁Áo dài là niềm kiêu hãnh của người Việt. Chính vì vậy mà người Việt vẫn yêu quý tà áo Việt, nhất là thế hệ trẻ trong sứ mạng gìn vàng giữ ngọc.
--------------------
Cre: #St
Ảnh: t.hờ
---------------------
Học văn chị Hiên - Hơn cả một bài văn 🥰🥰

Tin liên quan